Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con gái chính xác 99,99%

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con gái giúp các gia đình chủ động trong việc sinh con theo ý muốn. 

1. Ngày rụng trứng là gì?

Ngày rụng trứng được hiểu là ngày mà cơ thể người nữ phóng thích 1 - 2 trứng. Trước khi trứng rụng, nội mạc tử cung của chị em được bao phủ. Sau khi trứng rụng, nội mạc này sẽ thay đổi để chuẩn bị cho việc trứng thụ tinh làm tổ và có thể hình thành nên bào thai.

2. Cách tính ngày rụng trứng để sinh con gái dựa theo kỳ kinh

Các bạn cần lưu ý là cách tính này chỉ có thể áp dụng cho trường hợp kinh nguyệt đều đặn. Với những bạn kinh nguyệt không đều thì cách tính này rất khó áp dụng.
Nếu dựa vào kỳ kinh nguyệt, ngày rụng trứng được tính vào ngày khoảng giữa của chu kỳ, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn 28 ngày thì ngày rụng trứng thường sẽ vào khoảng ngày thứ 14 (28 - 14). 

Do tinh trùng người nam có thể sống trong cơ thể người nữ khoảng 2 ngày, đôi khi có thể kéo dài tới 5 - 7 ngày, mà trứng rụng chỉ có thể sống được từ 12 - 24 tiếng nên cặp đôi có thể quan hệ dao động trước hoặc sau ngày rụng trứng khoảng 2 ngày.


Cách tính ngày rụng trứng để sinh con gái

Nếu chu kỳ kinh là X ngày thì ngày rụng trứng là RT = X - 14

Công thức tính ngày dễ thụ thai nhất ký hiệu là TT = RT + 2 ngày hoặc RT - 2 ngày

Ví dụ chu kỳ kinh nguyệt của bạn là X = 26 thì ngày rụng trứng RT = 26 - 14 = 12 (ngày thứ 12 của chu kỳ kinh nguyệt)

Ngày dễ thụ thai nhất sẽ là TT = 12 + 2 = 14 hoặc 12 - 2 = 10 (ngày thứ 10 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh.

3. Những lưu ý cần biết để dễ sinh con gái

Sau khi đã xác định được ngày trứng rụng, vợ chồng chỉ nên quan hệ một lần trước ngày trứng rụng từ 3 - 4 ngày. Chồng để dành tinh dịch trong vòng 7 - 10 ngày. Và để hỗ trợ cho việc thụ thai con gái, cặp đôi cần lưu ý những điều sau đây:

+ Người nam nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tránh gây kích thích mạnh khiến cho người vợ rụng trứng đột xuất.

+ Lúc xuất tinh, người nam không nên cho dương vật vào sâu, chỉ khoảng 1/3 chiều dài âm đạo từ ngoài vào (xuất tinh nông) để tinh trùng Y nằm lâu trong âm đạo và suy yếu dần, chỉ còn tinh trùng X tồn tại, đi vào tử cung, ống dẫn trứng, chờ trứng rụng để thụ tinh.

+ Để hỗ trợ tinh trùng X hoạt động và làm suy yếu dần tinh trùng Y, người nữ có thể rửa âm đạo bằng dung dịch axit nhẹ trước khi quan hệ khoảng 1 giờ (1 thìa cà phê nước cốt chanh tươi hòa trong 1 lít nước đun sôi để nguội), đặc biệt là đối với những người phụ nữ có thói quen ăn quá mặn, sống ở miền biển hoặc thường uống nước suối có hàm lượng chất khoáng Na cao.


Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Bí quyết canh ngày quan hệ để sinh con trai "cực chuẩn"

Nguyên lý xác định thời điểm để sinh con con trai, con gái theo ý muốn sẽ dựa vào thời điểm giao hợp, và đây là cách canh ngày quan hệ để sanh con trai hay con gái như sau:

Có hai loại tinh trùng: tinh trùng X tạo thành bé gái, tinh trùng Y tạo thành bé trai. Tinh trùng X chịu axit hơn tinh trùng Y, trong môi trường tính kiềm thì tình Y có thể hoạt động mạnh.

Lợi dụng tính chất khác nhau của tinh trùng và độ axit trong âm đạo nếu muốn sinh con gái thì chỉ cần cho tinh trùng X đến chỗ trứng sớm, muốn sinh con trai thì thì cho tinh trùng Y đến chỗ trứng sớm để tạo nên một hoàn cảnh thụ tinh thuận lợi là được.

Nhưng cần phải chú ý là cơ quản sinh sản của nữ đặc biệt là độ PH trong âm đạo.

Giá trị PH trong âm đạo cao nhất là vào ngày rụng trứng. Lúc này cổ tử cung sẽ tiết ra chất nhầy có tính kiềm mạnh.


Tinh trùng Y tạo thành bé trai

Xét tuổi thọ của tinh trùng X và Y, có thể chọn lưạ canh ngày quan hệ để sanh con trai hay con gái như sau:
Tiến hành giao hợp vào ngày rụng trứng hoặc sau khi vừa rụng trứng thì dễ sinh con trai.
Tiến hành giao hợp trước lúc rụng trứng 2-3 ngày thì dễ sinh con gái

2 - 3 ngày trước khi rụng trứng, cổ tử cung không tiết ra chất nhầy có tính kiềm, vì thế có thể giữ được độ acid trong âm đạo. Trong môi trường có tính axit thì tinh trùng X sống lâu hơn tinh trùng Y, vì thế số tinh trùng X đến được ống dẫn trứng sẽ nhiều hơn.

Ngoài ra trong sự khác nhau về tính chất của hai loại tinh trùng cũng bao gồm sự khác nhau về tuổi thọ của chúng. Tinh trùng X hoạt động chậm hơn tinh trùng Y, thời gian đi đến miệng cổ tử cung cũng khá lâu, nhưng tuổi thọ của nó cũng dài, khoảng 2-3 ngày.

Còn tinh trùng Y mặc dù nhanh nhạy hơn tinh trùng X nhưng tuổi thọ của nó ngắn, chỉ khoảng 1 ngày. Vì thế, nếu muốn sinh con trai thì phải giao hợp vào ngày rụng trứng. Trứng sau khi rụng ra có tuổi thọ khoảng 1 – 3 ngày. Muốn sinh con gái thì có thể giao hợp vào 2 ngày trước khi rụng trứng. Khi trứng rụng thì tinh trùng Y đã chết, vì thế mà tinh trùng X dễ thụ tinh cho trứng.

Như vậy theo lý thuyết này nếu muốn thụ thai theo ý muốn thì vợ chồng bạn cần canh ngày quan hệ để sanh con trai hay con gái thích hợp. Tuy nhiên, cũng như các phương pháp khác phương pháp thụ thai này không phải là phương pháp đạt hiệu quả tuyệt đối trong việc thụ thai theo ý muốn. Vì vậy bạn đừng nên quá kỳ vọng vào hiệu quả của nó mà ảnh hưởng đến sự chào đời của bé.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Viêm amidan ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Viêm amidan ở trẻ em là bệnh thường gặp và rất phổ biến. Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể tái phát nhiều lần, điều này khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vậy viêm amidan ở trẻ em do đâu và làm sao để điều trị hiệu quả.

Viêm amidan ở trẻ em là gì?

Viêm amidan là một trong những bệnh về tai mũi họng thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải vì hệ miễn dịch của bé còn yếu. Theo cấu tạo của cơ thể, amidan nằm ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Chức năng chính và quan trọng nhất của amidan đó chính là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể.
Viêm amidan ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? 1
Viêm amidan là một trong những bệnh về tai mũi họng thường gặp
Xem thêm: Benh tai mui hong o tre em
Amidan có chức năng tiết ra kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Một số trường hợp, amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus làm cho amidan bị sưng lên gây bệnh viêm amidan. Viêm amidan ở trẻ em được chia thành 2 cấp độ là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính:
+ Viêm amidan cấp tính xảy ra khi 2 khối amidan bị nhiễm virus, vi khuẩn. Bệnh này khiến đau họng, amidan sưng đỏ gây cảm giác khó chịu, đau đớn. Viêm amidan ở trẻ em thường gặp là viêm amidan cấp tính
+ Viêm amidan mãn tính: là hiện thượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Bệnh viêm amidan mãn tính thường gặp ở trẻ em, bệnh này khiến hố amidan không lưu thông được tích tụ vi khuẩn điều kiện phát triển cho các mầm bệnh, dẫn đến tổn thương amidan

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ em

Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Do thời tiết: Đây là nguyên nhân dễ gây bệnh viêm amidan ở trẻ em vì cơ thể trẻ còn non nớt, hệ miễn dịch kém nên trước sự biến đổi đột ngột của thời tiết sức khỏe trẻ thường không kịp thích ứng. Hệ hô hấp của trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn khiến amidan bị các vi khuẩn tấn công gây tổn thương, sưng tấy.
Viêm amidan ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? 2
Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể do nguyên nhân thời tiết
Xem thêm khám tai mũi họng ở đâu tại đây: http://benhvienanviet.com/kham-tai-mui-hong-cho-be-o-dau-uy-tin-an-toan/
+ Do cấu trúc amidan: Amidan vốn có cấu trúc khe hốc. Quá trình ăn uống thường làm cho các thức ăn mắc lại là môi trường thuận lợi để các vi rút và vi khuẩn gây bệnh phát triển.
+ Vệ sinh răng miệng không đúng cách:  Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm amidan ở trẻ em. Đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, sau khi ăn là điều rất cần thiết giúp răng miệng bé luôn sạch sẽ. Việc không vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ viêm amidan ở trẻ em.
Viêm amidan ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? 3
Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến viêm amidan
+ Do yếu tố môi trường: Nếu môi trường quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc hại… cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp.
Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu viêm amidan thì cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Thời gian bé sốt mọc răng mấy ngày khỏi? Nên làm gì khi trẻ bị sốt?


Bé sốt mọc răng mấy ngày và làm sao để trẻ nhanh hết sốt khi mọc răng là vấn đề được các bậc phụ huynh rất quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé!.

Tại sao trẻ mọc răng bị sốt?

Trước khi muốn biết bé sốt mọc răng mấy ngày bạn nên tìm hiểu xem tại sao trẻ mọc răng bị sốt. Khi đến tháng thứ 4-7, trẻ sơ sinh bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Dấu hiệu xuất hiện khi bé mọc răng sữa đầu tiên là chảy nhiều nước dãi, hay quấy khóc, thích nhai gì đó do bị ngứa lợi…

Đặc biệt, khi bé mọc răng thì triệu chứng khá phổ biến đó là bị sốt. Tuy nhiên không phải bé nào cũng sốt khi mọc răng, mỗi bé sẽ bị sốt ở mức độ khác nhau. Thực chất, răng mọc không phải là nguyên nhân gây ra sốt. Vì thế, rất nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ mọc răng sữa thường rất băn khoăn vấn đề bé sốt mọc răng mấy ngày.


Bé mọc răng sữa thường chảy nhiều nước dãi, hay quấy khóc

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt vì là do khi mọc răng, nướu răng sẽ bị sưng gây cảm giác ngứa, đau nhức, khó chịu. Vì thế trẻ sẽ hay cho tay hoặc bất kì vật gì đó lên miệng để làm giảm bớt những cảm giác đó. Điều này vô tình làm vi khuẩn, vi rút có cơ hội xâm nhập vào cơ thể em bé. Để chống lại chúng, cơ thể sẽ tăng thân nhiệt lên, kết quả là sốt. Đây là cơ chế miễn dịch tự nhiên hoạt động rất hiệu quả; tuy vậy cũng gây không ít phiền toái cho trẻ sơ sinh vì các bậc phụ huynh không biết bé sốt mọc răng mấy ngày thì sẽ hết.

Bé sốt mọc răng mấy ngày thì hết?

Bé bị sốt khi mọc răng khiến cha mẹ rất lo lắng, vậy cụ thể bé sốt mọc răng mấy ngày? Khi mọc răng, có trẻ sốt nhẹ, có trẻ sốt cao; cũng có trẻ sốt kéo dài nhưng cũng có trẻ 1-2 ngày là hết sốt. Thông thường, khi mọc răng trẻ sơ sinh chỉ bị sốt nhẹ và kéo dài trong khoảng 3-4 ngày mà thôi.


Bé sốt mọc răng mấy ngày thì hết?

Một số bé có thể bị sốt kéo dài lâu hơn nhưng chỉ là sốt nhẹ, kèm theo với đó là cáu kỉnh, hay khóc và khó khăn khi ăn hoặc ngủ. Ngoài ra, sau khi hết sốt; các bé cũng có thể lại bị sốt lần nữa sau tuần hoặc vài tháng. Bởi vì em bé không chỉ mọc 1 chiếc mà sẽ mọc nhiều chiếc răng nữa một cách lần lượt. Nhưng nếu là sốt cao, sốt kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm sao để trẻ nhanh hết sốt?

Ngoài việc băn khoăn bé sốt mọc răng mấy ngày thì bạn nên tìm cách giúp bé giảm sốt để tránh các nguy hiểm về sau. Trong thời gian bé đang mọc răng, bạn cần quan tâm và chăm sóc cho bé tốt hơn. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc cho bé như sau:

+ Lau người cho bé bằng nước ấm để giúp cơ thể bé thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn.

+ Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.

+ Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho bé bởi đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở bé tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại.


Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra

+ Cho bé uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất đi. Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

+ Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Bài viết trên đây chia sẻ thông tin về thắc mắc bé sốt mọc răng mấy ngày thì hết. Hy vọng, những thông tin trên có thể giúp các bậc phụ huynh có được những kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé một cách tốt nhất.