Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Viêm amidan ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Viêm amidan ở trẻ em là bệnh thường gặp và rất phổ biến. Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể tái phát nhiều lần, điều này khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vậy viêm amidan ở trẻ em do đâu và làm sao để điều trị hiệu quả.

Viêm amidan ở trẻ em là gì?

Viêm amidan là một trong những bệnh về tai mũi họng thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải vì hệ miễn dịch của bé còn yếu. Theo cấu tạo của cơ thể, amidan nằm ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Chức năng chính và quan trọng nhất của amidan đó chính là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể.
Viêm amidan ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? 1
Viêm amidan là một trong những bệnh về tai mũi họng thường gặp
Xem thêm: Benh tai mui hong o tre em
Amidan có chức năng tiết ra kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Một số trường hợp, amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus làm cho amidan bị sưng lên gây bệnh viêm amidan. Viêm amidan ở trẻ em được chia thành 2 cấp độ là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính:
+ Viêm amidan cấp tính xảy ra khi 2 khối amidan bị nhiễm virus, vi khuẩn. Bệnh này khiến đau họng, amidan sưng đỏ gây cảm giác khó chịu, đau đớn. Viêm amidan ở trẻ em thường gặp là viêm amidan cấp tính
+ Viêm amidan mãn tính: là hiện thượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Bệnh viêm amidan mãn tính thường gặp ở trẻ em, bệnh này khiến hố amidan không lưu thông được tích tụ vi khuẩn điều kiện phát triển cho các mầm bệnh, dẫn đến tổn thương amidan

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ em

Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Do thời tiết: Đây là nguyên nhân dễ gây bệnh viêm amidan ở trẻ em vì cơ thể trẻ còn non nớt, hệ miễn dịch kém nên trước sự biến đổi đột ngột của thời tiết sức khỏe trẻ thường không kịp thích ứng. Hệ hô hấp của trẻ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn khiến amidan bị các vi khuẩn tấn công gây tổn thương, sưng tấy.
Viêm amidan ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? 2
Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể do nguyên nhân thời tiết
Xem thêm khám tai mũi họng ở đâu tại đây: http://benhvienanviet.com/kham-tai-mui-hong-cho-be-o-dau-uy-tin-an-toan/
+ Do cấu trúc amidan: Amidan vốn có cấu trúc khe hốc. Quá trình ăn uống thường làm cho các thức ăn mắc lại là môi trường thuận lợi để các vi rút và vi khuẩn gây bệnh phát triển.
+ Vệ sinh răng miệng không đúng cách:  Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm amidan ở trẻ em. Đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, sau khi ăn là điều rất cần thiết giúp răng miệng bé luôn sạch sẽ. Việc không vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ viêm amidan ở trẻ em.
Viêm amidan ở trẻ em là gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? 3
Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến viêm amidan
+ Do yếu tố môi trường: Nếu môi trường quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc hại… cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp.
Bệnh viêm amidan ở trẻ em có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu viêm amidan thì cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả.

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Thời gian bé sốt mọc răng mấy ngày khỏi? Nên làm gì khi trẻ bị sốt?


Bé sốt mọc răng mấy ngày và làm sao để trẻ nhanh hết sốt khi mọc răng là vấn đề được các bậc phụ huynh rất quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé!.

Tại sao trẻ mọc răng bị sốt?

Trước khi muốn biết bé sốt mọc răng mấy ngày bạn nên tìm hiểu xem tại sao trẻ mọc răng bị sốt. Khi đến tháng thứ 4-7, trẻ sơ sinh bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Dấu hiệu xuất hiện khi bé mọc răng sữa đầu tiên là chảy nhiều nước dãi, hay quấy khóc, thích nhai gì đó do bị ngứa lợi…

Đặc biệt, khi bé mọc răng thì triệu chứng khá phổ biến đó là bị sốt. Tuy nhiên không phải bé nào cũng sốt khi mọc răng, mỗi bé sẽ bị sốt ở mức độ khác nhau. Thực chất, răng mọc không phải là nguyên nhân gây ra sốt. Vì thế, rất nhiều ông bố bà mẹ có con nhỏ mọc răng sữa thường rất băn khoăn vấn đề bé sốt mọc răng mấy ngày.


Bé mọc răng sữa thường chảy nhiều nước dãi, hay quấy khóc

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sốt vì là do khi mọc răng, nướu răng sẽ bị sưng gây cảm giác ngứa, đau nhức, khó chịu. Vì thế trẻ sẽ hay cho tay hoặc bất kì vật gì đó lên miệng để làm giảm bớt những cảm giác đó. Điều này vô tình làm vi khuẩn, vi rút có cơ hội xâm nhập vào cơ thể em bé. Để chống lại chúng, cơ thể sẽ tăng thân nhiệt lên, kết quả là sốt. Đây là cơ chế miễn dịch tự nhiên hoạt động rất hiệu quả; tuy vậy cũng gây không ít phiền toái cho trẻ sơ sinh vì các bậc phụ huynh không biết bé sốt mọc răng mấy ngày thì sẽ hết.

Bé sốt mọc răng mấy ngày thì hết?

Bé bị sốt khi mọc răng khiến cha mẹ rất lo lắng, vậy cụ thể bé sốt mọc răng mấy ngày? Khi mọc răng, có trẻ sốt nhẹ, có trẻ sốt cao; cũng có trẻ sốt kéo dài nhưng cũng có trẻ 1-2 ngày là hết sốt. Thông thường, khi mọc răng trẻ sơ sinh chỉ bị sốt nhẹ và kéo dài trong khoảng 3-4 ngày mà thôi.


Bé sốt mọc răng mấy ngày thì hết?

Một số bé có thể bị sốt kéo dài lâu hơn nhưng chỉ là sốt nhẹ, kèm theo với đó là cáu kỉnh, hay khóc và khó khăn khi ăn hoặc ngủ. Ngoài ra, sau khi hết sốt; các bé cũng có thể lại bị sốt lần nữa sau tuần hoặc vài tháng. Bởi vì em bé không chỉ mọc 1 chiếc mà sẽ mọc nhiều chiếc răng nữa một cách lần lượt. Nhưng nếu là sốt cao, sốt kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm sao để trẻ nhanh hết sốt?

Ngoài việc băn khoăn bé sốt mọc răng mấy ngày thì bạn nên tìm cách giúp bé giảm sốt để tránh các nguy hiểm về sau. Trong thời gian bé đang mọc răng, bạn cần quan tâm và chăm sóc cho bé tốt hơn. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc cho bé như sau:

+ Lau người cho bé bằng nước ấm để giúp cơ thể bé thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn.

+ Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra.

+ Tuyệt đối không dùng đá lạnh chườm hạ sốt cho bé bởi đá lạnh vừa khiến bé khó chịu lại vừa khiến tình trạng sốt ở bé tồi tệ hơn do các mạch máu bị co lại.


Mặc cho bé những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt có thể thoát ra

+ Cho bé uống thêm nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất đi. Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

+ Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

Bài viết trên đây chia sẻ thông tin về thắc mắc bé sốt mọc răng mấy ngày thì hết. Hy vọng, những thông tin trên có thể giúp các bậc phụ huynh có được những kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc bé một cách tốt nhất.